logovov
BAN THỜI SỰ VOV1
Từ khóa
Tìm kiếm trong
Chuyên mục
Tìm từ ngày Đến ngày
Hệ thống tìm thấy 13 kết quả

Danh sách tin tìm thấy

Ẩn ý từ“Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Đức? (08/09/2020)

Ẩn ý từ“Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” của Đức? (08/09/2020)

Ngày phát hành 0:0 | 8/9/2020

Một sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Đức được giới quan sát quốc tế đặc biệt chú ý. Chính phủ của Thủ tướng Angela Merkel mới đây thông qua chiến lược đối với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy can dự mạnh mẽ hơn nữa của Berlin với vai trò là một bên tạo lập và là đối tác của khu vực vốn ngày càng có ý nghĩa quan trọng trên thế giới.Đây là sự điều chỉnh chính sách đáng chú ý của Đức – quốc gia đang giữ cương vị chủ tịch luân phiên của EU, phản ánh mối quan tâm ngày càng gia tăng của châu Âu với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Chương trình Hồ sơ sự kiện quốc tế hôm nay sẽ làm rõ hơn những ưu tiên cụ thể và mục tiêu của Đức khi đưa ra chính sách mới.

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Canada (29/11/2022)

Chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Canada (29/11/2022)

Ngày phát hành 10:9 | 29/11/2022

Canada vừa lần đầu tiên công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – chiến lược có vai trò quan trọng với tương lai phát triển của quốc gia này. Chiến lược dựa trên 5 trụ cột chính gồm: thúc đẩy hòa bình và an ninh bằng việc cử một tàu quân sự đến khu vực; thúc đẩy đầu tư, thương mại; tăng cường hỗ trợ quốc tế về nữ quyền để giải quyết những thách thức liên quan đến phát triển trong khu vực; tài trợ phát triển hạ tầng bền vững; tăng cường hiện diện ngoại giao.
Việc Canada công bố chiến lược Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương phù hợp với xu thế điều chỉnh chính sách đối ngoại của nhiều quốc gia với khu vực này thời gian gần đây. Điều mà dư luận quan tâm là Canada sẽ có những bước đi như thế nào về hiện thực hóa mục tiêu tăng cường sự hiện diện của Canada tại khu vực, từ đó mang lại lợi ích cho Canada cũng như cho các đối tác. Phóng viên Phạm Huân, thường trú Đài TNVN tại Mỹ, theo dõi khu vực châu Mỹ phân tích rõ hơn những vấn đề này.

Nhóm bộ tứ khẳng định cam kết với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (21/5/2023)

Nhóm bộ tứ khẳng định cam kết với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (21/5/2023)

Ngày phát hành 6:55 | 21/5/2023

Lãnh đạo 4 nước gồm Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia còn gọi là Nhóm bộ tứ hôm nay (20/5) đã nhóm họp bên lề hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7). Tại đây, lãnh đạo Nhóm bộ tứ khẳng định cam kết duy trì hòa bình và ổn định đối với khu vực Ấn Độ Dương- Thái Bình Dương, đồng thời phản đối các hành động đơn phương tìm cách thay đổi hiện trạng bằng vũ lực:

Mỹ với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Từ cam kết đến thực tế (Ngày 12/11/2023)

Mỹ với Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương: Từ cam kết đến thực tế (Ngày 12/11/2023)

Ngày phát hành 11:28 | 12/11/2023

Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ Antony Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin trong tuần đã có chuyến thăm tới hàng loạt quốc gia ở Ấn Ðộ Dương - Thái Bình Dương. Việc hai quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời xuất hiện và có lịch trình dày đặc cho thấy cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực, gửi đi thông điệp Mỹ sẽ không vì những điểm nóng như xung đột Israel – Hamas, xung đột Ukraine… mà sao nhãng hợp tác với các đối tác và đồng minh trong khu vực.

Quyết định chiến lược “đi xa hơn” của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (30/12/2021)

Quyết định chiến lược “đi xa hơn” của Australia tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (30/12/2021)

Ngày phát hành 8:30 | 30/12/2021

Năm 2021, khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tiếp tục là tâm điểm của các hoạt động ngoại giao quốc tế, trở thành khu vực có vai trò chiến lược đối với của các nước lớn và các nước tầm trung, kéo theo những cơ cấu an ninh mới ra đời và các mối liên kết cũ được củng cố. Trong đó, có thể kể đến vai trò của Australia khi quốc gia này có đi một bước dài trong kế hoạch gia tăng sự ảnh hưởng và trở thành một trong những quốc gia dẫn dắt khu vực khi tham gia AUKUS, một cơ chế an ninh được thành lập vào tháng 9 năm nay. AUKUS không chỉ tạo nền tảng để Australia nâng cao năng lực quốc phòng và thúc đẩy việc nghiên cứu, áp dụng các công nghệ tiên tiến, nhạy cảm mà còn là mở ra cơ hội để Australia định hình vị thế trong khu vực trong nhiều năm tới.

Cuộc đua tàu ngầm, “nóng” lòng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (26/10/2021)

Cuộc đua tàu ngầm, “nóng” lòng biển Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (26/10/2021)

Ngày phát hành 18:8 | 26/10/2021

Trong xu hướng trở thành nơi “hội tụ chiến lược” của thế kỷ 21, Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương ngày càng trở nên sôi động với các cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng của các nước lớn. Không chỉ đọ sức bằng kinh tế, chính trị hay trên các bàn đàm phán, cuộc đua đang trở nên gay cấn cả dưới lòng đại dương. Viễn cảnh Australia sở hữu tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân sau thỏa thuận AUKUS giữa Mỹ, Anh và Australia chỉ là một phần trong bức tranh địa chính trị ở châu Á - Thái Bình Dương đang thay đổi nhưng nó cho thấy rõ ràng hơn về một cuộc chạy đua vũ trang trên và dưới mặt nước ở khu vực này. Cuộc đua này dẫn đến những nguy cơ gì cho khu vực?

Hoạt động thúc đẩy hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ thông qua chuyến công du tới hàng loạt nước Châu Á của Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ (09/11/2023)

Hoạt động thúc đẩy hợp tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương của Mỹ thông qua chuyến công du tới hàng loạt nước Châu Á của Ngoại trưởng và Bộ trưởng quốc phòng Mỹ (09/11/2023)

Ngày phát hành 8:51 | 9/11/2023

Theo dòng thời sự sáng tiếp tục với vấn đề quốc tế. Thưa quý vị và các bạn! Sau khi rời Trung Đông, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tiếp tục tới thăm 3 nước châu Á là Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, bắt đầu từ hôm nay, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Loy Ốt-xtin cũng có chuyến công du 3 nước châu Á là Ấn Độ, Hàn Quốc và Indonesia. Việc hai quan chức cấp cao của Mỹ đồng thời xuất hiện và có lịch trình dày đặc cho thấy cam kết mạnh mẽ của Mỹ với khu vực Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương, bất chấp sự chú ý của cộng đồng quốc tế vẫn đang đổ dồn về điểm nóng xung đột Israel – Hamas. Với từng điểm đến, Mỹ có những vấn đề trọng tâm khác nhau, như với Đông Bắc Á là cuộc đua không gian khi cả Triều Tiên và Hàn Quốc đều thông báo các kế hoạch phóng thử vệ tinh, với Ấn Độ là hợp tác công nghệ quốc phòng song phương, hay với Indonesia là Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng. Nhưng tựu chung lại, Mỹ muốn chứng minh cam kết với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương bằng những thỏa thuận cụ thể.

Mỹ hiện thực hóa chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (1/8/2018)

Mỹ hiện thực hóa chiến lược “Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương” (1/8/2018)

Ngày phát hành 0:0 | 1/8/2018

Khách mời: Giáo sư - Tiến sĩ, Thiếu tướng Lê Văn Cương, Nguyên viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược Bộ Công an.

Canada coi trọng vai trò Việt Nam tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (14/11/2022)

Canada coi trọng vai trò Việt Nam tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (14/11/2022)

Ngày phát hành 16:13 | 14/11/2022

- Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - New Zealand ngày càng đi vào chiều sâu
- Canada coi trọng vai trò Việt Nam tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
- Thúc đẩy hợp tác giữa các doanh nghiệp Đan Mạch và tỉnh Hà Nam

ASEAN và Ấn Độ tương đồng về tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (15/6/2022)

ASEAN và Ấn Độ tương đồng về tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (15/6/2022)

Ngày phát hành 7:19 | 15/6/2022

Nhận lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Jaishankar, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn sẽ tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Ấn Độ (SAIFMM) và có các hoạt động song phương tại Ấn Độ từ ngày 15 - 17/6. Hội nghị là hoạt động trong khuôn khổ kỷ niệm 30 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ, nhằm đẩy mạnh hợp tác, phối hợp lập trường giữa hai bên trong bối cảnh thế giới và khu vực đang diễn biến phức tạp. Cả ASEAN và Ấn Độ đều ưu tiên củng cố phát triển mối quan hệ này, coi đây là một trong những nền tảng để đẩy mạnh phục hồi, tranh thủ thêm nguồn lực và duy trì quan hệ cân bằng, để thực hiện các chiến lược của mình. Nhân dịp này, phóng viên thường trú Đài TNVN tại Ấn Độ phỏng vấn Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu về nội dung của hội nghị cũng như quan hệ đối tác đối thoại ASEAN - Ấn Độ sau 30 năm hình thành, phát triển.

Chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ: Rót rượu cũ vào bình mới (7/3/2021)

Chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mới của Mỹ: Rót rượu cũ vào bình mới (7/3/2021)

Ngày phát hành 8:38 | 7/3/2021

Tuần qua, một bản tài liệu dài 24 trang với tiêu đề "Chỉ dẫn chiến lược an ninh quốc gia tạm thời của Mỹ" thu hút được sự quan tâm của dư luận. Đáng chú ý là những cam kết làm sâu sắc mối quan hệ với các quốc gia trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và coi khu vực như một phần trong những lợi ích quốc gia then chốt của Mỹ. Điều này cho thấy Tổng thống Joe Biden sẽ tiếp tục “rót rượu cũ vào bình mới” trong chính sách Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương mà người tiền nhiệm Donald Trump khởi xướng.

Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines và tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (9/4/2024)

Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines và tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (9/4/2024)

Ngày phát hành 15:47 | 9/4/2024

Tuần này, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. có cuộc gặp thượng đỉnh 3 bên lần đầu tiên tại Washington DC. Đây là cơ chế liên minh tiểu đa phương mới nhất, sau liên minh 3 bên Mỹ-Nhật-Hàn, liên minh tàu ngầm AUKUS hay Bộ tứ “kim cương” Quad… Tam giác Mỹ - Nhật – Philippines có ý nghĩa chiến lược không chỉ vì các thông báo chính sách mới mà còn vì thể hiện một “điểm cao” khác trong cấu trúc an ninh “mạng lưới” mới nổi ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Việt Nam có thể là tiếng nói quan trọng trong đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (1/8/2022)

Việt Nam có thể là tiếng nói quan trọng trong đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương vì sự thịnh vượng (1/8/2022)

Ngày phát hành 15:32 | 1/8/2022

“Việt Nam có thể là tiếng nói quan trọng trong đàm phán Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương”. Đó là nhận định của ông Jim Loi, chuyên gia ngoại giao Mỹ, Giám đốc Tập đoàn châu Á, khi trả lời phỏng vấn của phóng viên Đài TNVN về vai trò và tiềm năng của Việt Nam trên bàn đàm phán khuôn khổ hợp tác mới này.

CHƯƠNG TRÌNH HÔM NAY

05h20-05h50 Mùa vàng
06h28-06h30 Quảng cáo
10h55-11h00 Quảng cáo
11h05-11h50 Khởi nghiệp
11h50-11h59 Quảng cáo
12h57-13h00 Quảng cáo
14h50-15h00 Câu chuyện QT
15h00-15h15 Bản tin TS
15h15-15h20 Quảng cáo
15h50-16h00 Alo VOV1
16h00-17h00 Theo dòng TS
18h57-19h00 Quảng cáo
19h00-19h05 Bản tin TS
19h55-20h00 Quảng cáo
21h58-22h00 Quảng cáo
23h10-23h15 Rao sóng
00h00-04h45 Nhập hệ VOV3
Họ và tên (*)
Email (*)
Tiêu đề (*)
Nội dung (*)
Mã bảo vệ (*)


Lượt truy cập Số người đang online: